Thách thức ‘bủa vây’ ngành dệt may

Hotline:
Thách thức ‘bủa vây’ ngành dệt may
Thách thức ‘bủa vây’ ngành dệt may
Thách thức ‘bủa vây’ ngành dệt may
Ngày đăng: 10/02/2023 08:43 AM

(KTSG) – Lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may trong quí 4-2022 đã bắt đầu phân hóa, không còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng như trước đó. Khó khăn bắt đầu xuất hiện với ngành dệt may khi nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu sụt giảm.

Khó khăn từ nửa cuối năm 2022

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm 2022. Sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may đã từng bước phục hồi.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2022 của Việt Nam đạt 37,57 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,7% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 17,36 tỉ đô la, tăng 7,9%; sang EU đạt 4,46 tỉ đô la, tăng 34,7%; sang Nhật Bản đạt 4,07 tỉ đô la, tăng 25,8%; sang Hàn Quốc đạt 3,31 tỉ đô la, tăng 12,1%…

Điểm đáng chú ý là dù quí 1 và quí 2-2022 ghi nhận kết quả khả quan song bước sang hai quí cuối năm, những khó khăn bắt đầu xuất hiện với ngành khi nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may trên toàn cầu sụt giảm. Việc sụt giảm mạnh các đơn đặt hàng kể từ tháng 9 đã khiến trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong quí cuối cùng xuống mức thấp nhất trong năm 2022.

Theo đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may trong quí 4 đã bắt đầu phân hóa, không còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng như trước đó. Cụ thể, thống kê 15 doanh nghiệp đầu ngành dệt may cho thấy tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quí 4-2022 đạt vỏn vẹn 440 tỉ đồng, giảm 63% so với quí 4-2021, tương ứng giảm 762 tỉ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành dệt may giảm giá khá mạnh (giảm 41% trong năm 2022, lớn hơn nhiều mức giảm của chỉ số chung VN-Index).

Trong danh sách này không thể không kể tới CTCP Gilimex (GIL) khi chịu ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu giảm đột ngột từ phía đối tác lớn Amazon.

Quí 4-2022, Gilimex chỉ đạt chưa đến 10 tỉ đồng lợi nhuận, giảm 92% so với quí 4-2021. Lũy kế cả năm 2022, Gilimex ghi nhận doanh thu đạt 3.167 tỉ đồng, giảm 24%; lợi nhuận sau thuế mặc dù vẫn tăng 9% so với cùng kỳ – đạt 361 tỉ đồng, nhưng chủ yếu nhờ đóng góp từ hai quí đầu năm.

Một điển hình khác là “ông lớn” tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) gây bất ngờ với khoản lỗ sau thuế 5 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 450 tỉ đồng. Đây cũng là quí đầu tiên Vinatex ghi nhận thua lỗ kể từ khi hoạt động. Tuy vậy, lũy kế cả năm 2022, Vinatex vẫn có lãi hơn 1.000 tỉ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ, nhờ khoản lãi lớn trong nửa đầu năm.

Tương tự Vinatex, CTCP Dệt may Garmex Sài Gòn (GMC) cũng chịu lỗ sau thuế trong quí 4 với khoản lỗ xấp xỉ 59 tỉ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 35 tỉ đồng. Theo giải trình, công ty đã phải ngừng sản xuất ở một số nhà máy từ giữa tháng 8-2022 để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ. GMC chỉ có lãi duy nhất trong quí 2 và lỗ trong cả ba quí còn lại dẫn đến cả năm 2022 lỗ ròng gần 66 tỉ đồng, qua đó ghi nhận năm đầu tiên thua lỗ từ khi niêm yết.

Nhiều doanh nghiệp có tiếng khác trong ngành như May Sông Hồng (MSH), Sợi Thế Kỷ (STK), Everpia (EVE) ghi nhận lãi quí 4-2022 giảm khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước khi lần lượt đạt 55 tỉ đồng, 43 tỉ đồng và 27 tỉ đồng.

Định giá ngành có thể giảm thêm

Trong báo cáo cập nhật cổ phiếu ngành dệt may năm 2023 mới đây, khối Phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường dệt may. Hãng tư vấn McKinsey dự báo doanh thu hàng thời trang cao cấp trên toàn cầu sẽ chỉ tăng 5-10% trong khi phần còn lại của thị trường sẽ giảm 3% so với cùng kỳ.

Ngoài sự khác biệt giữa thời trang cao cấp và các phân khúc khác trong ngành dệt may, sự khác biệt giữa các vùng cũng sẽ được thể hiện rõ. Nền kinh tế Mỹ, mặc dù dự kiến tăng trưởng chậm lại nhưng được dự báo vẫn sẽ là thị trường có quy mô lớn hơn các nền kinh tế khác.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) dự báo trong năm 2023 giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt 45-47 tỉ đô la Mỹ (tăng 7-11% so với cùng kỳ). Con số này khá thách thức do phân ngành sợi đã bắt đầu ghi nhận mức lỗ trong quí 4-2022, còn Vinatex dự báo trong năm 2023 đơn hàng may mặc sẽ giảm 25% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, áp lực từ chi phí nguyên vật liệu đối với các nhà sản xuất đã giảm bớt do giá bông và giá dầu sụt giảm đáng kể từ quí 2-2022. Chi phí vải giảm sẽ bù đắp một phần cho việc giá bán trung bình thấp hơn.

Tuy nhiên, dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể của ngành dệt may sẽ giảm do (i) năng lực đàm phán của các nhà sản xuất trong nước thấp hơn so với các nhà bán lẻ (đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu yếu) và (ii) lương cơ bản dự kiến sẽ tăng 20% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, với lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong suốt cả năm, chi phí tài chính tăng cao cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao như TNG.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành dệt may giảm giá khá mạnh (giảm 41% trong năm 2022, lớn hơn nhiều mức giảm của chỉ số chung VN-Index). Trong đó, các mã cổ phiếu ghi nhận kết quả kém khả quan nhất bao gồm: NDT (giảm 70% so với đầu năm), ADS (giảm 68% so với đầu năm), GIL (giảm 64% so với đầu năm), VGT (giảm 60% so với đầu năm); và TNG (giảm 52% so với đầu năm). Cổ phiếu các công ty sợi, chẳng hạn như NDT và ADS, rất nhạy cảm với việc giá bông giảm mạnh trong nửa cuối năm 2022.

Theo đánh giá của SSI Research, định giá ngành dệt may có thể giảm xuống mức P/E (giá thị trường/lợi nhuận mỗi cổ phiếu) thấp nhất lịch sử của ngành như giai đoạn 2010-2012 trong kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra cho đến quí 3-2023.

Vì lợi nhuận của hầu hết các công ty đã đạt đỉnh trong quí 3-2022 (về giá trị tuyệt đối) nên dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may sẽ giảm mạnh nhất trong quí 3-2023. Sau đó, khi các dấu hiệu phục hồi nhiều khả năng dần xuất hiện từ quí 4-2023, sẽ giúp định giá của ngành dệt may có thể phục hồi về mức P/E trung bình lịch sử của ngành là 8 lần.

Tin nổi bật
Thông tin liên hệ

ICHIBAN GLOBAL COMPANY LIMITED

Địa chỉ: 1113 -115 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Tel: +84 28 3 636 662 - Fax: +84 28 6 294 5308

Tax code : 0313185158

Cell phone: +84.918.854.854 - Skype:hnamtmc1

Web: www.ichibanglobal.vn    

Email : namnh@ichibanglobal.vn

We are members of: WCA  with member ID 113712; GCP with member ID : 109556 and CFN Network

 

Facebook feed
Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để nhận được báo giá cho tất cả các nhu cầu vận chuyển toàn cầu của bạn
Liên hệ ngay
Liên hệ ngay
Theo dõi chúng tôi:

ICHIBAN GLOBAL COMPANY LIMITED

Địa chỉ: 113 - 115 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Tel: +84 28 3 636 662       EXT : 107         Fax: +84 28 6 294 5308

Tax code : 0313185158 - Cell phone: +84.918.854.854 - Skype:hnamtmc1

Web: www.ichibanglobal.vn    -    Email : namnh@ichibanglobal.vn

We are members of: WCA  with member ID 113712; GCP with member ID : 109556 and CFN Network.


 

 

 

 

 


 

 

 

Copyright © Ichiban Global Company Limited. All right reserved. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline